Số 1+2

Mô hình gây nuôi thuần hóa lợn rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử

Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang được thành lập năm 2002. Để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn, cuối năm 2004, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã xây dựng đề án gây nuôi thuần hóa một số loài động vật rừng hoang dã trong đó có lợn rừng. Năm 2005, đề án được Chi cục Kiểm lâm Bắc Giang phê duyệt theo phương án gây nuôi bán hoang dã. Đề án được UBND tỉnh Bắc Giang đầu tư 175 triệu đồng chủ yếu dùng vào xây dựng chuồng trại. Triển khai đề án này, Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã dành riêng 1,3ha rừng tự nhiên ở khu vực có nhiều khe suối nhỏ tại khu dịch vụ, hướng đi chùa Đồng Yên Tử.

Trên diện tích 1,3ha được xây dựng 4 ô chuồng. Tháng 12/2006, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử mua được của đồng bào dân tộc Dao 1 cặp lợn rừng (con đực 11,5kg, con cái 15kg). Đây là những con lợn bị mắc bẫy một chân bị sưng nên rất dữ tợn. Để thuần hóa chúng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã mua thêm 4 con lợn cái của đồng bào địa phương ghép cùng. Do bản tính hoang dã nên lúc đầu chúng chỉ ăn săn, ngô và một số loại rau củ quả khác. Dần dần do nhốt chung với lợn địa phương nên chúng ăn uống theo những con lợn này. Bản năng tự vệ của chúng dần mất đi, chúng quen dần với tiếng gọi của những người nuôi thả.

Lúc đầu tất cả đàn lợn được nuôi nhốt, thời gian sau chúng được thả bán hoang dã ra khu rừng 1,3ha. Được trở về với thiên nhiên, chúng lại phát huy tập tính, đào măng tre, gặm củ chuối. Ngoài ra, khẩu phần ăn hàng ngày vẫn được duy trì, mỗi con 2 lạng gạo, 1 lạng cám và các loại rau của quả.

Chúng tự giao phối với nhau. Vừa qua, đàn lợn này đã bắt đầu sinh sản. Những cá thể lợn rừng lai có sọc dưa màu nhung đen, mỗi chân lông đều có 3 lông như đặc điểm nhận biết lợn rừng. Đặc biệt phần ức cổ đều có vệt lông màu trắng và rất hung dữ.

Như vậy, có thể khẳng định đề án gây nuôi và thuần hóa lợn rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử đã thành công. Đây là cơ sở để triển khai và nhân rộng mô hình trong nhân dân. Qua đó hạn chế được tình trạng săn bắt động vật rừng hoang dã của người dân địa phương.

HOÀNG HỒNG HẢI
Số lượt đọc:  467  -  Cập nhật lần cuối:  06/01/2009 10:39:26 AM
Thông báo

THÔNG BÁO: Đề nghị các địa phương cập nhật, báo cáo diễn biến rừng năm 2024 theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 và Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT. Chi tiết...

Liên kết
PHIM PHÓNG SỰ
Giữ vững màu xanh tổ quốc - Tập 2  
THƯ VIỆN ẢNH